Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

Những phương pháp khống chế tạp âm gồm có

I) Loại trừ chấn động âm thấp tần:

Bar disco thường có nhiều loa, mỗi chiếc loa là mỗi nguồn thanh, sóng thanh cầu. Sóng thanh có thể được truyền phát ra tứ phía bởi mái dầm, cột nhà, bề mặt tường, hệ thống nước ngầm, cửa, cửa sổ, cửa thông gió. Thông thường, nếu như bar có kết cấu một tầng, khoảng cách liên kết giữa 4 mặt tường và nhà dân không quá gần, thì chỉ cần không chế sự xuyên suốt của sóng âm ở một số điểm chính: bề mặt tường, cửa, cửa sổ, cửa thông gió.  Nếu bar có kết cấu nhiều tầng, liên kết trực tiếp với nhà dân, việc xử lí tương đối khó, trọng tâm xử lí ở  truyền thanh thấp tần. Từ điểm này, nhất thiết phải lắp đặt hệ thống giảm chấn cách âm thì mới có thể đạt được yêu cầu thiết kế.
- Lắp đặt máy giảm chấn cho loa: Loa quán bar thường được đặt trên mặt đất hoặc treo ở 4 cạnh dầm ngang. Khi hoạt động, âm thanh va đập vào sàn nhà, cột trụ hoặc trần nhà, tạo ra dội âm. Do vậy cần phải lắp đặt hệ thống giảm chấn sàn nhà, cách biệt chấn động nguồn thanh và kiến trúc.
- Tiêu âm ở cột trụ và bề mặt tầng: Sóng âm thanh tạo ra chấn động năng lượng lớn trong không khí, từng lớp từng lớp va vào bề mặt tường cột trụ, trong đó âm thấp tần lọt qua bề mặt tường xi măng, trực tiếp đi đến kết cấu cốt thép, lập tức truyền đến nhà dân bên cạnh. Bởi vậy, cần lắp đặt thêm lớp sản phẩm tiêu âm có tính đàn hồi trong cột trụ chính và bề mặt tầng, từ đó giảm thiểu chấn động của sóng âm năng lượng lớn đối với kết cấu cốt thép.
- Tiêu âm ở hệ thống ống nước: Tòa nhà cao tầng thường có hệ thống ống nước tập trung ở tầng dưới cùng, song âm quán bar có thể thông qua hệ thống đường ống nước phát tán đến nhà dân,  dân cư có thể tự bao bọc bên ngoài đường ống nước, giảm thiêu tạp âm.
II) Giảm thiểu sóng âm lọt ra ngoài

- Cửa ra vào: Thực tế quán bar chỉ thiết kế một cửa, bất kể khả năng cách âm của cửa chính có tốt đến thế nào, chỉ cần khách mở cửa bước vào thì sóng âm lập tực lọt ra ngoài. Có thể lắp đặt thêm 1 cửa phụ cách cửa chính dưới 1.5m, đóng cửa chính vào trước khi mở cửa phụ, sóng âm không lọt được ra ngoài.
- Khe cửa, khung cửa: Khe cửa khung cửa là kẽ hở cho âm thanh lọt ra ngoài, vì vậy ở những vị trí này cần dán keo nhựa tạo nên căn phòng khép kín.
- Lỗ thông gió: Lắp đặt hệ thống tiêu âm ở lỗ thông gió
- Gia tăng diện tích vải nỉ hút âm. Sôfa, ghế có thể sử dụng vải nỉ, có tác dụng hút âm. Bề mặt tường dùng tấm vải nỉ hoặc gỗ tiêu âm; đồng thời điều chỉnh âm lượng vừa phải để giảm thiểu âm chấn và âm dội tạo nên tổn thương thính giác khách hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét